Ăn dặm là gì? - Đây là một câu hỏi tưởng chừng như rất dễ nhưng không phải ba mẹ nào cũng có câu trả lời đúng. Cùng Anpaso tìm hiểu về ăn dặm và những lưu ý khi cho các con bắt đầu ăn dặm ba mẹ nhé!
1. Ăn dặm là gì?
Ăn dặm là gì? - Ăn dặm là cho trẻ ăn thức ăn ngoài sữa mẹ/sữa công thức theo tuổi, chuyển từ chế độ ăn lỏng sang chế độ ăn đặc hơn, bổ sung dinh dưỡng. Giai đoạn này thường bắt đầu khi trẻ từ 6 tháng tuổi, tùy thuộc vào sự phát triển của trẻ và theo khuyến nghị của bác sĩ. Việc ăn dặm sẽ giúp trẻ làm quen với các loại thực phẩm, phát triển kỹ năng nhai nuốt và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Xem thêm: Có nên dùng gia vị ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi?
2. Lợi ích của việc ăn dặm là gì?
Tại sao phải ăn dặm? Đến 1 thời điểm nhất định (thường là 6 tháng tuổi) em bé sẽ chững cân nếu chỉ ăn sữa mẹ, sữa công thức vì lúc này sữa mẹ cũng như sữa công thức theo lứa tuổi không cung cấp đủ nhu cầu năng lượng và cũng không còn cung cấp đủ Fe, Zn cho em bé. Chính vì vậy, em bé cần bổ sung thêm dưỡng chất bằng cách bắt đầu tập ăn dặm.
Lợi ích của việc ăn dặm là gì?
- Cung cấp dinh dưỡng đa dạng: Ăn dặm giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu mà sữa mẹ hoặc sữa công thức không thể cung cấp đầy đủ khi
- Phát triển kỹ năng vận động miệng: Quá trình nhai và nuốt thức ăn đặc giúp trẻ phát triển cơ miệng và hàm.
- Hình thành thói quen ăn uống tốt: Thực hành cho ăn trong 2 năm đầu đời giúp thiết lập mô hình thói quen ăn uống suốt đời từ đó phát triển thói quen ăn uống lành mạnh
Xem thêm: Top 5 hạt nêm ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
3. Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm là gì?
Thời điểm bắt đầu ăn dặm
- Tuổi của trẻ: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị bắt đầu ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.
- Dấu hiệu sẵn sàng: Trẻ có thể ngồi, kiểm soát đầu tốt, và thể hiện sự tò mò với các loại thức ăn; Khả năng đẩy thức ăn đã xay nhuyễn đến họng sau để nuốt; Sẵn sàng cho thức ăn vảo miệng
Chọn loại thức ăn phù hợp
- Thức ăn đầu tiên: Bắt đầu với các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo loãng, bột gạo, rau củ xay nhuyễn, thứ tự giới thiệu đồ ăn: gạo => thịt => rau
- Đa dạng thực phẩm: Sau một thời gian, dần dần giới thiệu các loại thực phẩm khác như thịt, cá, trứng và trái cây.
Theo dõi phản ứng của trẻ
- Dị ứng thực phẩm: Theo dõi các dấu hiệu dị ứng như phát ban, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Nếu xuất hiện, cần ngừng thức ăn đó và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Phản ứng tiêu cực: Nếu trẻ không thích một loại thức ăn, không nên ép buộc mà có thể thử lại sau một thời gian.
- Nghẹn, hóc: Theo dõi kĩ trẻ trong quá trình ăn dặm để xử lý kịp thời khi con bị nghẹn, hóc
Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, giúp trẻ làm quen với thức ăn khác ngoài sữa và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Bố mẹ nhớ lưu lại những lưu ý trên để đảm bảo quá trình ăn dặm diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhé!
Xem thêm: Mì rau củ cho bé - Gợi ý mẹ 3 cách nấu mì ăn dặm Anpaso